Bí quyết

Bí quyết và kinh nghiệm của người trong cuộc về du học Singapore – phần 2b


Phần 2b

Du học trung học Singapore – Làm thế nào để mua được kính?

Đọc phần 1: Giới thiệu sơ bộ và phần 2a: Mua kính hay không mua?

Thứ tư tuần vừa rồi Nhi bị dị ứng cua không viết được phần kinh nghiệm du học Mỹ, thôi thì cả nhà tạm gặm nhấm bài viết (lại) rất.. dài.. này chống đói 2 tuần vậy. Đấy là nếu có ai vẫn còn trụ lại được sau bài viết với nội dung dọa dẫm gây nhiều tranh cãi tuần trước. Bài này sẽ tập trung cho những em, cũng như cha mẹ của các em, với quyết tâm sang Sing nhưng vẫn băn khoăn câu hỏi “Làm như thế nào?” 

Tìm nơi bán kính

Với học bổng ASEAN, để xin được form đăng ký đi thi, bạn cần đoạt giải nhất nhì thành phố hoặc tỉnh để có cơ hội nhận được form. Một lựa chon nữa là quen biết người ở Bộ/Sở GDĐT có thể cho bạn form và thuyết phục họ cho bạn. Bất công? Bạn chắc là chưa nghe đến một tài xế cán qua cán lại một cô gái mình tông còn sống cho chết hẳn để hòng giết nhân chứng lĩnh án 8 năm tù hoặc cái này.

Còn với học bổng ASTAR, như đã nói từ lần trước, bạn cần phải ở đúng trường để có được form đi thi ở trường đó. Cụ thể,

Raffles Institution – Mới đổi chính sách giờ chỉ lấy ở Hà Nội: Trưng Vương, Nguyễn Tất Thành, Marie Curie.
Hwa Chong Institution* – Hà Nội: THCS Amsterdam
National Junior College* – Hà Nội: Giảng Võ, Tổng hợp, Nguyễn Trường Tộ, Lomonoxop, Chu Văn An;
Singapore Chinese Girls’ School: Hà Nội: Ngô Sĩ Liên
NUS High school: Hà Nội: Tổng hợp, Sư Phạm. Edit: Tp HCM: Nguyễn Gia Thiều và Trần Văn Ơn
ACS Independent: Ngô Sĩ Liên
St Joseph Institution: Chỉ lấy các trường trong TP Hồ Chí Minh. Edit: Một người bạn đã vừa cho biết (Thanks Phi!) là các trường Trần Đại Nghĩa, Lê Quý Đôn, Nguyễn Du (Q1), Nguyễn Thị Minh Khai, Collete.

Chú thích:
– Danh sách chỉ mới nói về các trường ở Hà Nội. Mong nếu có bạn đọc nào từ các nơi khác biết thông tin thì comment để Hạnh bổ sung cho các em khác muốn tìm hiểu 🙂
– * tức là những trường này đã  dừng hẳn việc lấy học sinh ở Việt Nam. Do một số lý do tế nhị, học bổng ASTAR ở Việt Nam đã bị cắt giảm, nên học bổng vốn cạnh tranh này lại càng cạnh tranh hơn trong những năm gần đây.

Tuy nhiên, nếu như bạn đi học ở một số trung tâm lớn như RV Centre hay Hợp Điểm và một số ít các trung tâm khác, bạn cũng có thể lấy được form nếu như bạn học giỏi. Giống như ASEAN, nếu bạn quen biết đúng người cũng có thể lấy được form.

Còn về tự túc, bạn có thể vào trang web của Bộ Giáo Dục Singapore để xem, sẽ có thông tin hết sức chi tiết rõ ràng. Lưu ý với những bạn muốn sang thẳng JC để học mà không phải học 2 năm cuối cấp 2, chỉ có một trường JC ở Singapore nhận, đó là trường Jurong Junior College. Chi tiết thi cũng khá giống với thi học bổng ASEAN và ASTAR, nhưng các trung tâm sẽ có câu trả lời cho các bạn tốt hơn Hạnh.

Làm thế nào để mua được kính

ASTAR hay ASEAN thì như đã nói ở phần trước, format thi là rất giống nhau, tiếng anh, toán, IQ và cuối cùng là phỏng vấn. Tiếng Anh thì có phần cloze passage, vocabulary/grammar, comprehension và essay trong thời gian khoảng 2 tiếng. Toán thì có các phần với kiến thức tương tự như lớp 8-9 ở nhà, tuy nhiên có phần graph và phần thống kê là mới. IQ là trắc nghiệm, mỗi câu có khoảng 30 giây để trả lời, đều là câu đố visual. Và sau cùng là phỏng vấn, thường là với các sếp của trường hay của Bộ. 😀

2a. Này thì kính đen

Kính đen thường được thầy bói, mafia đeo cho đại diện thế giới ngầm đen đen tối tối. Thôi thì Hạnh xin đặt tên phần bí quyết ngầm trao tay là phần kính đen vậy.

Tiếng Anh: Đề dài, cũng như (ngạc nhiên chưa?).. khó.

Cloze passage và Vocabulary/Grammar: Phần này hầu như chỉ có thể được giải quyết bằng chuyện đọc, đặc biệt là cloze passage. Bí quyết đầu tiên mà tất cả học sinh qua tay Hạnh đều phải thuộc nằm lòng, đó là ĐỌC. Đọc bất kỳ cái gì, đọc phụ đề phim, đọc báo, đọc sách viết lại cho phù hợp trình độ – abridged books (ra Fahasa hay bất kỳ hiệu sách lớn nào để mua chùm sách của Trí Việt, Wordsworth hay Oxford press, nhiều vô kể, giá cả cũng vô kể). Niềm ưa thích lớn nhất của Hạnh là đọc.. (không có gì đáng ngạc nhiên) blog. Không đọc = không tiến bộ. Bạn có thể nói bạn làm nhiều bài ngữ pháp ư, điền từ ư, học thuộc từ thẳng từ quyển từ điển ư, nhưng nếu bạn không đọc, bạn sẽ không bao giờ có được tiếng Anh. Tất cả giáo viên, và lò luyện thi ở Việt Nam có thể chưa bao giờ nói với bạn điều này (ai dại gì nói để không mõi tiền của bạn?), nhưng cách duy nhất và bắt buộc để bạn thực sự học tiếng Anh là đọc.

Comprehension: phần này, quyết định một nửa sẽ là do bạn đọc nhiều, một nửa là do bạn có kỹ năng làm bài. Việc đầu tiên bạn làm sau khi đọc passage sẽ là phân loại câu hỏi. Có 5-8 loại câu hỏi, tùy sách bạn đọc và đề thi. Một tài liệu rất hay hướng dẫn cách làm từng loại câu hỏi ở đây.

Essay: Có thể có 2 bài essay, hoặc một bài essay. Nhiều trường chỉ cho bạn đúng nửa tiếng để làm một bài essay hoàn chỉnh. Có các dạng bài là description (miêu tả), narrative (kể chuyện), personal recount (kể câu chuyện bản thân), exposition (nghị luận xã hội), và situational writing (văn viết thư, văn viết báo cáo). Bạn đừng coi thường 2 cái cuối cùng (tuy nó rất bị coi thường ở VN). Đề Raffles cho Trưng Vương năm nay là viết thư cho biên tập của một tờ báo để thuyết phục họ cho thần tượng của bạn đoạt giải thường niên của báo. SJII thì từ briefing đã khẳng định rõ ràng là một trong hai câu essay bắt buộc chắc chắn sẽ là nghị luận xã hội. Một nguồn rất tốt để giúp bạn là blog này, viết bởi một giáo viên tiếng Anh trường cấp 2 ở Singapore, chứa rất nhiều bài hướng dẫn cách làm các loại bài cũng như đăng các bài essay hay nhất của học sinh trường cô.

Toán: Phần lớn học sinh Việt Nam sẽ không có vấn đề phần này. Thi phần này chỉ có 3 lời khuyên lớn nhất: trau dồi vốn từ toán bằng tiếng Anh, làm bài nhanh, và thật cẩn thận. 3 lời khuyên này là vô cùng quan trọng vì kinh nghiệm đã cho thấy, tất cả học sinh Việt Nam đi thi mà có vướng toán thì đều do các điều này.

Thi IQ: Nói là thi IQ, nhưng không phải tất cả đều phụ thuộc vào IQ cả đâu (Bằng chứng là Hạnh đang ở Sing nè hôhô). Vì câu hỏi đều là visual, nên quanh đi quẩn lại chỉ có vài ba cách xoay đi xoay lại, cộng vào bớt đi hay thấy ở IQ test. Cho nên bạn cần luyện thật nhiều các bài IQ để quen dạng, vào phòng thi nhìn cái là ra đáp án.

Phỏng vấn: do kinh nghiệm và kỹ năng phỏng vấn ASEAN trung học là rất giống với kỳ thi đại học, nên xin được nói rõ hơn ở một bài riêng.  Do các bạn ASEAN sắp phỏng vấn, nên Hạnh sẽ suy nghĩ đăng bài này sớm hơn. 😀 Bao giờ các bạn phỏng vấn ý nhỉ?

Thôi thì cũng hết rồi đấy, cảm ơn mọi người đã đọc hết (chắc chả ai đọc, chỉ lướt lướt là hết)

* Tác giả bài viết: Hạnh từng nhận học bổng ASTAR sang Singapore học trường National Junior College – trường nằm trong top 5 junior colleges ở Singapore và đang tiếp tục nhận học bổng ASEAN để theo học Communication tại Nanyang Technology University trong năm nay.

Muốn đóng góp vào nội dung của bài? Muốn hỏi thêm kinh nghiệm tác giả? Comment ở phần dưới để.. lại được trả lời nhiệt tình.

Nếu như bạn muốn có kinh nghiệm phỏng vấn, hay chỉ đơn giản là thích thú với series bài này, hãy đăng ký để được nhận bài viết mới, RSS feed, bookmark IY hoặc follow IY trên Facebook để được cập nhật về bài sau nhé.

39 thoughts on “Bí quyết và kinh nghiệm của người trong cuộc về du học Singapore – phần 2b

  1. Cảm ơn chị Hạnh về bài viết nhiều thông tin, em như “chết đuối vớ được cọc”. Chả là em đang ôn thi đẻ ring cái học bổng của bon Sing. Nhưng những kỹ năng tiếng Anh của em đang chưa đủ tự tin là mình sẽ pass được nên đó là điều em lo lắng nhất. Theo chị thì nên tập trung ôn vào kỹ năng nào nhất, chị cho em cái kinh đen nhá.

    1. Chào Hà,

      Tiếng Anh là môn ai cũng sợ nhất 😀 nên em không một mình trên chiến tuyến đâu 🙂 Đáng tiếc là kỹ năng nào cũng cần cả, vì đề của Singapore nổi tiếng là test mọi kỹ năng có thể bắt ta học được, chứ không có kiểu đi thi học tủ như chúng ta. Đề cũng cố tình ra trong thời gian dài 2h15 một môn để có thời gian test hết mọi kỹ năng của chúng ta. Thôi ta không “tủ” được, thì ta “sọt” vậy, nhặt nhạnh mọi kiến thức có thể trong thời gian 8 tháng em vẫn còn cho đến kỳ thi. Bây giờ thì chị khuyên em là có thể bắt đầu đọc hàng ngày, 3 ngày xong một quyển sách chẳng hạn, lại là kỳ nghỉ hè nữa. Em chỉ cần đọc 1 tháng sẽ thấy khác hẳn, đọc 3 tháng sẽ thấy tiến bộ vượt bậc, và đọc 8 tháng sẽ master english, có thể chắc chắn điều đó. Hẹn gặp em ở Singapore 😀

  2. Kỹ năng nào cung quan trọng cả. Theo anh thì nếu em chưa tự tin, em nên sang Sing học một khóa tiếng Anh trước khi thi là chắc nhất, còn nếu không em cứ luyện ở trung tâm RV ở Hà Nội, chịu khó chăm chỉ đảm bảo đủ sức pass. Kinh nghiệm của anh đấy.

  3. Chị Hạnh nè, chị bảo đọc là bí quyết để học tiêng Anh. Nhung thực sự thì cái yếu nhất của học sinh việt nam la kỹ nằng nghe nói, biết nhiều từ vụng, nắm vững ngữ pháp mà cứ gặp Tây là như gà mắc tóc, mấy từ đơn giản Tây nói ra mà mình cú như vịt nghe sấm, dù viết ra thì dễ quá. Ỏ Vn quen kiểu học chay rồi, ghi chép và đọc thì chịu khó lắm, nhưng nghe nói thì hay ngại.
    Liệu chị nói “Tất cả giáo viên, và lò luyện thi ở Việt Nam có thể chưa bao giờ nói với bạn điều này (ai dại gì nói để không mõi tiền của bạn?), nhưng cách duy nhất và bắt buộc để bạn thực sự học tiếng Anh là đọc.” có chủ quan quá ko? Là thầy cô giáo ai lai dấu bài với học sinh, mà đâu phải cứ dạy là để moi tiền, chac chan đọc ko phải là cach học duy nhất, em ko đồng tình với chị ỏ cái điểm này đâu nhé, nếu ko thì chỉ phải giải thích thêm, chứ nói thế bạn bè em nó vào nó phản đối chị ầm ầm đấy

    1. Chào em (và cả bạn em :))

      Nếu như em giở bất kỳ một quyển sách English textbook sử dụng ở nước ngoài ra, và có phần tips to improve your English, câu đầu tiên bao giờ cũng sẽ là Read. Em gặp 100 giáo viên dạy tiếng Anh ở SIngapore hoặc bất kỳ các nước English-speaking khác, 99 người sẽ nói điều đầu tiên là read. Như cô giáo môn GP (em có thể coi như đó là cô giáo Tiếng Anh) của chị đã nói: “The moment you stop reading, your English stops improving.” Trong 3 tháng đầu tiên bọn chị sang để học tiếng Anh, mỗi ngày giáo viên bắt bọn chị đọc một article từ báo hoặc một quyển sách abridged book và viết lại cảm nghĩ. Vấn đề là cách dạy tiếng Anh ở nước ta đã quá cổ hủ rồi, không có nơi tiên tiến nào học tiếng anh trên thế giới bây giờ ma không viết essay làm comprehension không đọc cả. Đấy là lý do vì sao SGK tiếng anh cải cách mới cố gắng cho thêm vào những bài đọc.

      Giao tiếp là điều đơn giản, em chỉ cần đi một trại hè tiếng anh ở nước ngoài 2 tháng là em sẽ nghe hiểu, và nói thoải mái. Nhưng để đạt được advanced English, để học ở một môi trường trung học đòi hỏi tiếng Anh advanced như ở Singpapore là điều mà phải mất hàng nhiều năm trời tại một môi trường như SIngapore mới làm được. Đương nhiên nếu như các em chỉ để học ở nhà, làm việc ở nhà, và giao tiếp bình thường, thì có lẽ việc đọc là điều không cần thiết. Nhưng chị có thể chắc chắn với em rằng em sẽ khó có được khả năng nghe câu đùa của người bản xứ mà hiểu được họ đang đùa về cái gì, hay hiểu được sự châm biếm trong cách viết của họ. Như chị đã từng tham dự một số hội thảo tiệc tùng, và gặp một nhân vật cấp cao trong giới quan chức VN. Nhân vật này nói những câu rất khó nghe đầy ngạo nghễ về VN. Các quan chức từ những nước khác châm biếm, chọc ngoáy (hay đúng ra là “khen đểu”) cách ứng xử của người này và cùng cười với nhau. Vậy mà ông ta không hề nhận ra được sự châm biếm ấy, tưởng rằng người ta khen mình cứ tiếp tục thao thao bất tuyệt. Chị đứng đó mà thấy bẽ bàng vô cùng. Như chị luôn nói, ngôn ngữ không phải là 1+1=2 như toán. Nếu như em không đọc em sẽ không bao giờ ngập chìm trong ngôn ngữ ấy đủ để dùng nó như tiếng mẹ đẻ. Chị nói hiện giờ có thể có những bạn chưa hiểu và đồng ý, nhưng chị chắc chắn bất kỳ ai đã từng ra nước ngoài học sẽ hiểu và đồng ý với chị.

  4. Chao chị Hanh,

    Em là bạn của Lê , bọn em đang ôn thi để sang Sing học, đọc cái bài của chị bọn em thấy có ích nhưng cũng hơi bị bức xúc vài chỗ. Bọn em đã học tiếng Anh ở nhiều nơi, kể cả hàng chợ lẫn những nơi cực kỳ sang trọng , chất luợng như Hội đồng Anh. Các chuyên gia tiếng Anh đã khuyên chúng em là học tiếng Anh một cách tự nhiên và bản năng nhất. Bản năng nhất của con nguời là nghe và nói. Con người sinh ra đã biết đọc đâu, nhưng đã biết nghe và nói , rồi sau đó đi học mới biết đọc. Đó là hai kỹ năng cơ bản nhất. Ỏ VN, nhiều người trước đây mù chữ làm gì đã biết đọc, nhưng họ vẫn giao tiếp bình thường bằng nghe nói. Có thể anh biết nhiều từ vựng, grammar nắm cực chắc mà nghe nói kém thì làm gì nào, như một kẻ mọt sách chỉ biết đọc và ghi, trong khi cái cần nhất là giao tiếp thì như câm như điếc. Hoc Tiếng Anh phải để thi, mà trước hết để giao tiếp bình thường. Chị nói đọc là kỹ năng duy nhất thì chắc chắc ko phải duy nhất, mà chỉ có thể nói là quan trong thôi. Điều này thì bọn em săẵnsàng tranh luận với chị đến cùng. Chắc chị đang nói đến đối tượng đã thành thạo nghe nói, bây giờ muốn nâng cao thì phải đọc chăng? Bọn em chưa dám nghĩ là người ta nói tiếng lóng, nói bóng nói gió mà mình hiểu được, chỉ mong người ta nói bình thường mà mình hiểu hết thôi. Cứ như ông quan chức chị nói chắc có vẻ ko chịu đọc để advance, nhưng biết đâu cái kém của ông ta là kỹ năng nghe nói nên mới ko nhận ra mình bị chê cười.
    Một điều nữa, chị dậy tiếng Anh thì có bao giờ chị dấu kiến thức, dấu bí quyết với học trò ko? Chị dạy vì tiền hay vì cái gì?

    1. Chào Tâm,

      Mong em bình tĩnh xuống và đọc bài viết, comment trên của chị cho Lê một cách rõ ràng. Khi người ta nóng giận là lúc có nghe lời đúng cũng hóa sai và lời sai cũng hóa đúng,

      1. Bài viết của chị là cho kỳ thi đi SIng. Kỹ năng kinh nghiệm đều là cho vấn đề này. Nếu như em đã đọc phần trước, để đủ điều kiện đi sang Sing em cần phải nằm giỏi ngang với top 10% học sinh ở Singapore, nơi mà học sinh sinh ra đã nghe nói tiếng Anh trong gia đình và xã hội. Như vậy, khi em tham dự kỳ thi này, em được coi như là một người bản xứ, em phải xác định rằng trình độ tiếng Anh của em phải đủ để nghe hiểu và nói. Nó giống như SAT vậy, là một kỳ thi của người bản xứ, không ai test basic skills cho foreign learners như là TOEFL/IELTS. “Có thể anh biết nhiều từ vựng, grammar nắm cực chắc mà nghe nói kém thì làm gì nào, như một kẻ mọt sách chỉ biết đọc và ghi, trong khi cái cần nhất là giao tiếp thì như câm như điếc”Chị đồng ý với ý kiến này, và nó cũng chứng minh rằng em không đọc kỹ comment và bài của chị nên mới viết như vậy. Chị hoàn toàn phản đối cách học chay ở VN học từ vựng và grammar từ sách. Ngôn ngữ không phải là 1+1=2, nó phải đến với mình như hơi thở, như một em bé học nói vậy. Đọc, trái với suy nghĩ của nhiều người, và của chị trước đây, chưa bao giờ là chỉ để thêm grammar và từ vựng. Đọc là học ngôn ngữ bằng cách đắm chìm mình vào đó, giống hệt như nghe nói vậy, nhưng ở một mức độ cao hơn. Và mức độ cao hơn này là điều cần ở kỳ thi này, chứ không phải là mức độ của việc nghe nói bình thường. Tựa như em không thể đưa một em bé đi thi đại học vậy. Hơn nữa, có lẽ em cũng biết rằng ngôn ngữ tiếng Việt ngôn ngữ nói và viết là giống hệt nhau. Trong tiếng Việt, người ta có thể đọc một bài báo, nghiên cứu cho người mù chữ họ cũng sẽ hiểu được, nhưng trong tiếng Anh, cách diễn đạt và ngôn từ trong bài viết là hoàn toàn khác với văn nói.

      2. Về chuyện em nói về chuyện giấu kiến thức, có thể câu đùa của chị đã đi xa chăng? Không phải là họ giấu kiến thức mà là có nói học sinh cũng không làm được. Việc đọc nó giống như là việc tự học vậy. Thật ra bí quyết lớn nhất của việc học là tự học, nhưng chẳng có trung tâm, giáo viên nào vào lại đưa tài liệu cho học sinh bảo về tự đọc tự học tự nghiên cứu cả.Không ai sẽ muốn đi học ở một trung tâm như thế đúng không? Thực chất đấy là cách dạy đúng đắn nhất mà các trường JC ở Sing cũng như các trường đại học đã và đang làm. Nhưng Việt Nam đã quá lạm dụng việc học thêm rồi. Mọi người mọi nơi đều đua nhau đưa ra các khóa học mà thực chất chỉ mất vài phút Google là sẽ ra toàn bộ kiến thức khóa học. Để nói cho em biết một sự thật, 80% khóa chị đỗ sang trường chị đều là tự học, mượn sách vở tài liệu về nhà tự đọc chứ cũng chẳng ai đi học thêm ở đâu. Tự học, tự đọc là điều đáng sợ nhất, cần ý thức kỷ luật cao nhất, chính vì vậy các trung tâm học thêm mới ra đời để giúp truyền thẳng vào đầu học sinh kiến thức. Chính vì vậy không thể trách họ được. Chị nói thẳng ra là đó là có nhu cầu của những học sinh không đủ điều kiện hoặc nghị lực để tự đọc tự học, tự xem phim và tra từ điển nên mới cần các trung tâm học thêm.

    2. Chào Tâm,

      Chị nghĩ là mỗi người có một cách học ngoại ngữ riêng, tùy vào mục đích của người học mà tùy từng giai đoạn sẽ có “chiến lược” riêng của mình. Thiếu cái gì thì muốn bổ sung cái đó. Vì dụ như các bạn ở VN quen học chay, không có thực hành, toàn ngữ pháp thì cảm thấy nghe nói là điểm yếu lớn nhất của mình. Các thầy cô nước ngoài hay thầy cô Việt Nam do tập trung khắc phục điểm yếu này nên khuyên các bạn phải luyện nghe nói thật nhiều. Điều này chẳng có gì là sai cả, nó giúp học sinh tự tin hơn, cảm thấy hứng thú hơn khi học ngoại ngữ và thực hành ngay những cái đã học.
      Bài viết này nhắm vào đội tượng tìm học bổng đi du học, là các bạn đã đạt được 1 trình độ tiếng Anh nhất định (đủ tự tin để xin học bổng cơ mà!). Để qua được vòng sát hạch cam go này thì ít nhất các bạn được yêu cầu phải viết bài luận, phải tập tư duy bằng tiếng Anh để hiểu và trả lời phỏng vấn. Chắc các em cũng đồng ý là để học ở một nền giáo dục khác với VN, học cùng và đọ với các bạn bản ngữ, khả năng giao tiếp thông thường bằng ngoại ngữ là đòi hỏi bắt buộc. Ngoài ra, các em phải có khả năng nghiên cứu, xử lý thông tin bằng ngoại ngữ đó.
      Các kỹ năng nghe nói đọc viết luôn bổ trợ cho nhau. Chị Hạnh coi trọng việc đọc đâu có nghĩa phủ nhận tầm quan trọng của nghe nói. Trình độ đọc mà tất cả mọi người nên hướng tới khi học tiếng Anh ko nên dừng lại ở việc đọc đủ để hiểu nghĩa của các từ (cái này vừa đọc cặm cụi vừa tra từ điển là được) mà phải nhìn rộng ra là nghĩa của cả câu, nghĩa của đoạn văn và các tầng lớp nghĩa của cả bài viết/quyển sách. Hì, khi ấy đọc không phải để biết thêm từ nữa, mà như Hạnh nói là “đắm chìm vào ngôn ngữ”, đọc để trang bị thêm kiến thức cho mình, hiểu được cái hay, cái dở của cái mình đang đọc. Chị nghĩ kinh nghiệm của chị Hạnh rất hay. Nếu em thử áp dụng kinh nghiệm của chị Hạnh, em sẽ thấy tự tin hơn trong khi giao tiếp là đằng khác.
      Đọc không nhất thiết là đọc sách, em có thể đọc tin tức, đọc blog (có vô vàn blog cực kỳ thú vị và không hề khó đọc vì họ viết về những vấn đề đời thường). Chị thấy là các bài luyện đọc trong sách nhiều khi rất đánh đố, viết về những thứ mà mình chả có tí hứng thú nào, ngồi tra từ điển toát mồ hôi hột, đến lúc tra xong nhìn lại ko muốn đọc nữa. Hehe, có thể bắt đầu bằng việc đọc về những thứ mà mình thích, quan tâm (ví dụ Kpop thì có thể vào allkpop.com ^^). Bản thân chị rất thích xem phim có phụ đề tiếng Anh (ko phải phim tiếng Anh có phụ đề tiếng Việt như HBO, Star Movies) đâu nhé, khi có đọc phụ đề tiếng Anh, mình mới hiểu được sự “thâm thúy” của các câu nói đùa, nói móc hay triết lý của các nhân vật và thấy bộ phim hay gấp 5 lần :)) Và học nghe nói qua cách này cực kỳ thú vị và hiệu quả 😛 Đây cũng là đọc, và không thể nói việc học tiếng Anh qua việc đọc là học gạo, học chay được!

      1. Tâm cảm ơn chị và chị Hạnh. Đọc được bài của chị và chị Hạnh Tâm cũng sáng ra nhiều. Thú thật là bây giờ Tâm mới ra khỏi phòng vào mạng và mở máy điện thoại. Anh Chí quát làm Tâm sợ quá. Tâm có bị ai quát bao giờ đâu. Nhóm bạn Tâm nó đang muốn tranh luận với anh Chí đấy, Tâm thì xin. Tâm biết mình còn kém, cảm ơn các anh chị nhiều.

    3. @ Tâm: kĩ năng nào cũng quan trọng em ạ. Tuy nhiên ko phải ai cũng có đủ điều kiện/ thời gian & quyết tâm để rèn luyện cả 3 kĩ năng cùng 1 lúc. Điều quan trọng là em phải biết xác định là với thời gian và khả năng em đang có, em nên luyện kĩ năng nào trước, kĩ năng nào sau? Phân bố thời gian ra sao cho hợp lí.

      Đối với học sinh phải thi để lấy học bổng, cần làm các bài thi như Hạnh nói, kĩ năng đọc hiểu là quan trọng nhất. Người ta chỉ test khả năng giao tiếp của em ở vòng phỏng vấn, với điều kiện em đã qua được các bài thi viết. Còn em trượt các bài thi viết thi dù em có nói tiếng anh hay như chim hót cũng khó mà có cơ hội thể hiện. Còn đối với những bạn đã dành được học bổng và chuẩn bị ra nước ngòai, lúc đó các bạn nên tập trung nhiều hơn vào kĩ năng nghe, nói, phản ứng để giao tiếp tốt hơn với người nước ngòai.

      Anyways, nói qua nói lại. Luyện đọc cũng chẳng mất nhiều thời gian, mỗi ngày dành khoảng nửa tiếng đọc báo, đọc sách Tiếng Anh là được. Có nhiều thời gian hơn thì đọc truyện, tiểu thuyết & chuẩn bị tinh thần cho khả năng có thể xảy ra là nghiện đọc.

      Về nghe thì kinh nghiệm ngày xưa của chị là cứ bật MTV lên nghe và ngồi chép lời ra giấy. Phương pháp hơi cổ hủ tí nhưng hiệu quả. Nếu em dở hơi được như bọn chị ngày xưa thì có thể ngồi dịch lời bài hát từ tiếng Anh qua tiếng Việt và ngược lại. For your record, bọn chị dịch Thà Rằng Như Thế của UHP ra Tiếng Anh, nhưng UHP phát âm chán quá nên bọn chị ko bán bản quyền bản dịch tiếng anh cho nữa. Chứ ko biết đâu giờ chú đã thành siu sao quốc tế rồi, tiếc nhỉ! (Hi vọng ko có fan UHP nào ở đây haha. Thôi có thì cũng kệ, mai lên kênh14 là cùng chứ gì??!) Các bạn ko thích nghe MTV thì có thể nghe cartoon networks etc. Thời đại bây giờ có thêm Youtube thì các em có thể nghe phỏng vấn của những người mình thích.

      Về kĩ năng nói thì cũng dễ thôi. Mỗi khi đi tắm, cứ tưởng tượng mình là superstar nào đó đang được phỏng vấn. Chị vốn phù phiếm nên hay thích làm superstar của nhiều lĩnh vực khác nhau, hôm thì là Britney Spears, hôm thì là Angelina Jolie, hôm thì là Cat Deeley, hôm nào bức xúc với ai đó thì sẽ nghĩ mình là Bush (thời của chị Obama còn chưa lên & ko ai biết Bin Laden là ai)

      Tóm lại, tiếng Anh là ngôn ngữ là cuộc sống. Em nên coi đó như 1 phần cuộc sống của mình, đừng nghĩ học trung tâm này trung tâm nọ là tốt. Chúng mình cũng chẳng nên tranh luận kĩ năng nào tốt hơn kĩ năng nào làm gì, vì mỗi người cần các kĩ năng khác nhau tùy theo yêu cầu của công việc và học hành. Chúng mình hãy cùng nhau đi nghe MTV và ngồi nói linh tinh bằng tiếng Anh ngay bây giờ thì sẽ tốt hơn!

  5. Đang ôn thi mà thì thấy bực mình mấy cái cậu choai choai này quá đấy. Các cậu cứ chuyên bắt bẻ người tốt, muốn truyền kinh nghiệm cho mình. Các cậu ko thấy nhưng điều chị Hạnh nói là có ích lắm hay sao, tại vì các cậu quen cái kiểu học vẹt , học gạo nên đầu óc ko mở ra được, ko đón nhận được những phương pháp mới, tư duy mới. Học ở trung tâm cực kỳ sang trọng như hội đồng Anh mà tư duy cái kiểu đó co phí tiền ko Tâm ơi, ko sợ bọn Anh nó cười cho à. Chắc cậu thuộc loại ăn rồi đi học hết trung tâm này đến lò luyện khác, đánh lừa cha mẹ, đánh lừa chính mình à, ta đang học tiếng Anh đây. Cậu phải có nghị lực đống cửa phòng lại mà tự học, học cho thật lực vào rồi mới hiểu vì sao đọc lại quan trọng đến thế.
    Lúc đó, thì hãy nói là dám tranh luận đến cùng, vì bây giờ thì cậu có gì trong đầu mà tranh với chả luận. Tớ ghét nhất cái kiểu đặt câu hỏi “chị đi dạy vì tiền hay vì cái gì?”, nó trẻ con lắm Tâm ạ. Tâm đừng hòng dùng cái trò trẻ con ấy mà đưa người khác vào bẫy nhé. Thôi ko biết thì dựa cột mà nghe, rồi học hạnh cho nó tử tế, đi trung tâm hàng chợ hay hội đồng Anh sang trọng ít thôi, làm giàu cho bọn nó thế là được rồi , bây giờ lo học hành mà báo hiếu cho bố mẹ.

    1. Chào anh Chí,

      Anh đang ôn thi mà cũng vào comment thế này đúng là cảm tạ lắm lắm. Thôi anh đừng nóng giận, vào chơi Inspiring Youths ta cùng ngồi chơi uống miếng nước truyền kinh nghiệm truyền cảm hứng cho các tầng lớp theo sau. Bản thân em cũng còn “choai choai” lắm, mới 20 thôi (Không biết thế này tự nhận là choai choai có dơ không nữa) nhưng có kinh nghiệm gì mà nghĩ người ta chưa có thì cứ truyền vậy. Anh đi thi mà tâm trạng nóng giận là không tốt đâu. Chúc anh thi tốt rồi lại quay lại IY chia sẻ kinh nghiệm thi cho cả nhà nhé. 😀

    2. Anh Chí bình tĩnh, đừng nóng giận với em nhỏ làm gì tội nghiệp nó. Không phải ai cũng thấy được chân lý thời còn trẻ. May ngày xưa em vừa nghèo vừa lười học nên ko đua theo các lò luyện nên mới có thời gian nghe MTV đọc truyện tiếng Anh. Giờ các bác có điều kiện nên lò nào cũng sà xuống, ai ko luyện thì thấy lo ngay ngáy rồi lại phải lao theo. Tâm lí này phổ biến ý mà. Mà đã đầu tư đi học rồi giờ nghe các bạn bảo tự học tốt hơn thì tự defend là phản xạ dễ hiểu thôi. Chúng ta những người đi trước cứ vui vẻ chia sẻ kinh nghiệm thôi anh ạ, đừng đánh giá con nhà người ta hihi.

  6. Anh Chí nói nghe hay nhẩy, làm thằng Tâm bạn em nó im thin thít rồi. Nhưng em là bạn nó em phải bảo vệ thằng bạn, cho em có ý kiến tý. Thực ra anh nói đúng, thằng này suốt ngày đi học trung tâm, lò luyện. Nó nghiện đi học, tiền học tiếng Anh của nó một tháng 3,4 triệu chứ không ít, nhưng học mà không tiến bộ được vì nó không chịu tự học. Tiếng Anh mà ko tự học thì vứt.
    Nó cũng ko chịu giao tiếp, nhóm bọn em tổ chức đi Văn Miếu nói chuyện với Tây, thằng Tâm bỏ ra ngoài chơi bi-a. Nó đối mặt với Tây là run như cầy sấy. Bây giờ nó cứ đặt vấn đề nghe nói quan trọng thế thôi, chứ có bao giờ nó chịu nghe với nói. Tao nói thế đúng ko Tâm?
    Em không đồng tình với cách nói kiểu xoa đầu trẻ con của anh. Bọn em là choai choai thật, nhưng không có nghĩa là anh có quyền xoa đầu dạy bảo nhé. Tâm nó ham hoc đi học trung tâm còn hơn là suốt ngày đi chơi game, đánh bi-a. Nó chỉ chưa có phương pháp học đúng thì anh chị nên hưỡng dẫn nó, đừng quát nạt thế nó nản. Mà anh Chí có phải là anh Chí ở làng Vũ Đại mà bọn em vừa học không nhẩy?

    1. Mà Tâm ơi còn câu hỏi gì về kinh nghiệm học thì cứ hỏi 🙂 đã vào đây thì mỗi bạn chia sẻ một ít kinh nghiệm, bí quyết của bản thân để mọi người cùng học hỏi nhé.

  7. Chị Hạnh ơi, thằng Tâm nó đóng cửa nằm từ sáng đến giờ, bọn em đang định mua bỉm để cho nó đóng vào mắt. Thằng này mít ướt lắm, ai nặng lời tí là dỗi, khóc cứ như trẻ con, trong nhóm bọn em gọi nó là Tâm “bỉm” đấy. Nhà nó có điều kiện, lại con trai một nên bố mẹ chiều quá. Em thì chẳng quan tâm lắm trên việc tranh cãi trên mạng mẽo, nhưng thấy thằng bạn mình nhược, có tí thế mà đóng cửa, gọi điện không nhấc máy nè.

    1. Sao em No Name với em Cụ Bá kêu lên tiếng bảo vệ bạn bè gì mà toàn lên bóc mẽ em Tâm thế này. Bọn chị thấy Tâm quay lại vui vẻ rồi mới dám approve comment này 😀 Không sao, va chạm nhiều rồi sẽ quen. Đặc biệt là sang Sing 😀 Sao còn dám apply nữa không?

  8. Dạ chào cụ Bá, con là Chí đây. Nhưng Chí hôm nay khác chí ngày xưa rồi, con đã tu nhân tích đức, tu chí học hành, bây giờ đã có bằng tiến sỹ của bọn Mỹ cấp, đang làm việc cho Mỹ luôn. Nếu có chí thì con người ta có thể thay đổi số phận của mình cụ nhẩy, chứ không thờ đời con cứ mãi ở lò gạch cũ à.
    Mới tí tuổi đầu đã xưng là cụ Bá, đã muốn làm cụ Bá có ngông cuồng quá không em?
    Mấy em bây giờ quen được chiều chuộng, hễ bố mẹ nói nặng lời một tí là đóng cửa phòng bỏ cơm như tiểu thư, rồi bố mẹ phải xin lỗi theo kiểu Mỹ. Anh đây theo kiểu làng Vũ Đại, cứ nói thẳng, nói thật. Các em nên luyện cho mình bản lĩnh dám nghe lời nói thật, thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng. Bởi vì đời không phải bố mẹ em đâu mà dỗi. Dỗi là ăn đòn. Nên biết là có người khuyên bảo dù khó nghe cũng là may mắn. Anh ngày xưa ko có ai khuyên nên đời mới phải trả giá nhiều.
    Vậy nên thay vì tự ái học cho ngon vào rồi lại xưng là cụ Bá em trai ạ. Muốn làm cụ Bá còn phải học dài.

    1. Chào anh Chí,

      Anh thi xong về rồi à? Anh viết cho IY kinh nghiệm đi học master không? 😀 Với kinh nghiệm xin việc ở Mỹ 😀 Hàng quý là em chộp ngay không có nề hà gì cả. Anh cứ giữ tên anh Chí cũng được, format cũng đơn giản thôi gửi thẳng vào hòm thư IY 🙂

  9. Oi làng nước ơi, anh Chí làng Vũ Đại chuyên rạch mặt ăn vạ bây gio thành tiến sỹ ở Mỹ rồi. Cai anh chí chuyên chửi cả làng vũ đại bây giờ làm cho Mỹ rồi, và đang dạy dỗ bọn teen đây nè. Em hâm mộ anh chí quá, thực sự là idol của em. Anh đã có ai nấu cháo hành chưa, cho em làm thị Nở của anh được ko?
    Anh Chí chia sẻ tí kinh nghiệm học tiếng Anh của Anh đi, anh mà nói thì bọn em nghe sái cổ.

  10. Tâm cảm ơn chị Jenny! Đúng là Tâm cứ lao vào các trung tâm và lò luyện mà ko co ai huớng dẫn cho tử tế cả, bố mẹ thì đi cả ngày, cả tháng. Bây giờ Tâm sẽ thay đổi cách học theo lời khuyên của các chị. Xin lỗi chị Hạnh vì Tâm đã hỏi những câu không phải nhé.

    1. Trước khi làm theo bất kí lời khuyên nào chị nghĩ em nên dành thời gian để suy nghĩ và xác định các ưu tiên của mình, sau đó mới lên kế hoạch học cho hợp lí với nhu cầu của mình được.Ở đây ko có ai đúng ai sai, lời khuyên của anh chị có thể phù hợp hoặc không phù hợp với em vì nhiều yếu tố (khả năng, điều kiện, mục tiêu của mỗi người khác nhau etc) thế nên em ko nhất thiết phải làm theo những lời khuyên này. Hi vọng em sẽ tỉm được kế hoạch học hợp lí cho mình 😀

    2. Xin lỗi cái gì đâu. Chị đi dạy gặp những học sinh như em nhiều lắm, thấy thương hơn là thấy giận. Ở Singapore, cả chính phủ đều đưa ra những chính sách trong giáo dục để định hướng về kỹ năng học tập, làm việc và sống, chứ không phải là như ở nhà mình có mỗi môn GDCD suốt ngày quay. Giáo dục nước mình què quặt lắm em ạ, không phải là chị ra nước ngoài rồi chị chê VIệt Nam đâu, nhưng toàn những con người thông minh nhưng không ai chỉ giúp đường lối và cái cần học cho, phí phạm lắm. Thế nên chị mới join IY, 3h sáng còn ngồi coi đứa nào trả lời comment mình. Oh FML!

  11. Biết ngay mà, thế nào thằng em Tâm cũng xin lỗi và cảm ơn. Như thế tốt thôi Tâm ạ, ngoan ngoãn, lễ phép, gọi dạ bảo vâng là điều anh rất quý. Nhưng mà để bạn bè nó gọi là Tâm “mít”, nó định mua bỉm để cho em đóng mắt thì có nên ko? Anh mới nói có mấy câu mà em đã đóng cửa nằm cả ngày thì em có phải là đàn ông ko? Cái kiểu của thằng em chắc phải ở trong cánh mẹ suốt đời, chứ ra đường mua gió tơi bời làm sao em chịu cho thấu. Anh nói vậy Tâm đừng có lại bỏ vào phòng đóng cửa lại, như chị Hạnh nói, anh thấy thương em nhiều hơn giận. Cứ học theo những lời khuyên của các chị và nói cho gọn là em phải thực học vào, đổ mồ hôi nhiều vào mới có kết quả, đừng có tự đối phó với mình. Làm sao em thấy yêu tiếng Anh, lúc nào cũng muốn học, cảm thấy sống ko thể thiếu tiếng Anh, như anh Chí ko thiếu được thị Nở.kaka. Bây giờ lại có em muốn xin làm Nở cơ đấy. Này, nở hôm nay cũng khác nở ngày xưa nhé, Nở của anh giờ đã phẫu thuật thẩm mỹ, xinh đẹp như tiên, nói tiếng Anh làu làu, đang làm cho Mỹ luôn, lại sinh cho Ch hai thằng cu con. Làm Nở cũng khó đấy cô em nhé, nhất là nấu cháo hành thì mấy cô teen HN chỉ có botay. Các cô bây giờ cắm cơm điện còn không biết mà đòi nấu cháo hành sao? NHiều teen lượn lờ như con cá cảnh, chỉ biết chat chit, mang mẽo, ca nhac thời trang, idol của các em là mấy thàng ca sy tóc xanh ỉ ôi chứ đâu phải Chí này.
    Gửi Hạnh, anh đang bạn thi, sẽ có lúc viết cho bọn em, nhưng anh viết là “giang hồ” lắm đấy, có dám dùng ko? Anh sẽ lượn lờ vào cai blog của bọn em suốt, thích thì còm.

    1. Dào ơi giang hồ mà convince đc tụi con nít thì anh cứ viết. Bọn em còn Tổng Biên Tập cơ mà, có chỗ nào búa rìu quá thì TBT sữa chua dầm hoa quả lại. 😀 Anh ơi cho bọn em cái email vào youthswhorock@gmail.com để về sau tiện trò chuyện với, ko thì add bọn em trên FB cùng vài lời nhắn nhé 😀

      Anh lượn đi, lúc nào em bị bắt nạt thì anh lại còm nha 🙂

  12. Bạn chưa đọc tiếng Anh nhiều. Đọc nhiều cho bạn cơ hội để ý cách người ta viết câu như thế nào để bạn bắt chước. Nó còn cho bạn vốn từ và cấu trúc câu cần thiết để bạn tự bày tỏ suy nghĩ của mình qua những câu chữ. Đừng quan niệm sai lầm là bạn phải có một vốn từ rộng và một cấu trúc ngữ pháp vững thì bạn mới đọc được. Bạn học được từ mới và điểm ngữ pháp mới là từ việc đọc mà! Chẳng ai có đủ thời gian để hằng ngày dạy bạn những cái mới này ngoài chính bản thân bạn. “Đọc nhiều” ở đây không phải là ngày hôm nay đọc 1 bài rồi ngày mai đọc 5 bài cho “kịp tiến độ”. Bạn chỉ cần mỗi ngày đọc 1 bài khoảng 200 chữ và đọc thật chậm, để ý từng cách dùng một, từng từ một, từng cấu trúc một. Theo thời gian, tốc độ đọc của bạn sẽ càng lúc càng cao. Và không ai bắt buộc bạn đọc những thứ mà bạn không thích. Bạn quan tâm đến sức khỏe thì đọc về sức khỏe. Bạn quan tâm đến công nghệ thì đọc về công nghệ. Thử nghĩ đi, khi bạn bị ép buộc làm một việc gì thì bao nhiêu phần trăm trí não của bạn dùng để xử lý thông tin

  13. Các Chí nói thế là sai rùi, bọn em bây giờ đâu phải cứ thần tượng mấy ca sĩ tóc xanh tóc đỏ, nhưng người có ý chí làm lại cuộc đời như anh Chí ko đáng làm thần tượng sao? Em thì ko coi ai là thần tượng, nhưng mà em khâm phục anh đấy, chỉ muốn nhắc anh là khuyên bao các em thì nó nhẹ nhàng tí, tí các em nó dễ tiếp thu. Anh nên tập trung vào chuyên môn hơn, nghĩa là đưa ra các kinh nghiệm học tiếng Anh của anh Chí.

  14. Chào mọi người. Minh đang tìm hiểu học bổng đi Singapore cho em gái mình nên tình cờ tìm được blog này. Thấy mọi người thảo luận sôi nổi nên cũng muốn tham gia, hy vọng nhận được một số ý kiến phản hồi.
    Đối với những bạn có cảm giác bị “bắt nạt về nhận thức” từ các bậc đàn anh đàn chị, xin đừng nản chí và tự ti. Mình mong các bạn hãy dùng sự việc này để tập thói quen suy nghĩ và bảo vệ quan điểm của mình, điều mà các bậc tiền bối ở trên đây đã làm rất tốt. Hãy học cách họ suy nghĩ và phản biện để xây dựng tri thức của riêng bạn, để một ngày ko xa tới bạn có thể tranh luận với họ với một thái độ điềm tĩnh và tự tin.
    Về cách học tiếng Anh thì mình ko nghĩ rằng tự học hoàn toàn ở lứa tuổi 14,15 để đi du học hay bất cứ mục đích gì là cách tốt nhất. Những bạn ở lứa tuổi này nếu hoàn cảnh cho phép nên được học ở những trung tâm Anh ngữ uy tín, có điều kiện vật chất tôt và nguồn tài liệu phong phú. Mình tin rằng các bạn sẽ dần dần học được cách tự học qua những nơi này. Còn về học có hiệu quả hay ko thì lại là một vấn đề hoàn toàn khác. Nếu bạn học nửa vời hay đối phó thì thật khó để thành công. Còn nếu bạn thực sự có ý chí quyết tâm học thì mình tin bạn sẽ tiến bộ nhiều. Đây cũng có thể là lý do tại sao các anh chị đi trước nói với bạn rằng họ thấy xót xa khi thấy bố mẹ bạn đầu tư rất nhiều cho các bạn, nhưng vì một lý do nào đó bạn ko tận dụng hết cơ hội bạn đang có dẫn tới một sự lãng phí lớn.

  15. Chào chị Hạnh
    Em hiện đang học lớp 10 ở VN. E đang muốn apply vào những trường trong top 5 của Sing như RI, NJC,… Không biết bài ktra đầu vào cho những trường đấy có khó không và sẽ test những môn gì hả chị? Chị có thể cho e biết thêm thông tin về thời gian các trường đó nhận đơn apply không ạ?
    Cảm ơn chị rất nhiều.

  16. chị ơi chị có đề thi môn toán cấp 3 hoặc sách giáo khoa ko ạ? Chị có thể bán lại cho em được ko? Em học toán rất kém chỉ được tiếng anh thôi nên có ý định đi du học nên muốn tham khảo chương trình toán vì sang đó em học marketing. Em cảm ơn chị

  17. cho em hỏi chút ạ 🙂 em nghe nói nếu không học ở các trường được bên sing tài trợ học bổng astar thì có thể pm thẳng vào email của trg đó xin thi “ké” hoặc xin form, ko biết điều này có đúng không? Còn nữa, nếu trường đó không cho thì có thể mua bộ hồ sơ (hình như khoảng 500k hay sao ấy ạ) để gửi sang sing xin form và thi như bình thường, nhưng em không biết mua ở đâu và bằng cách nào bộ hồ sơ đó :(( các anh chị giúp em với ạ

  18. Em đang học chuyên Sư Phạm nhưng vẫn không biết làm cách nào để xin được form, chị có thể chỉ cho em được không ạ?

  19. chị cho e hỏi là chị ôn luyện ở đâu ạ @@ E đang đắn đo giữa RV và Hexagon ạ :<<

Leave a reply to Duc Cancel reply